Quyền hạn Quốc_hội_Nhật_Bản

Điều 41 Hiến pháp Nhật Bản quy định "Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước và cũng là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền lập pháp". Quy định này trái ngược với Hiến pháp Minh Trị, trong đó quy định Thiên Hoàng là người thực hiện quyền lập pháp với sự chấp thuận của Quốc hội. Nhiệm vụ của Quốc hội không chỉ làm luật mà còn thông qua Ngân sách Quốc gia hàng năm do Chính phủ đệ trình và việc phê chuẩn các Hiệp ước quốc tế.

Quốc hội còn có quyền sửa đổi Hiến pháp, theo đó nếu được Quốc hội thông qua, để ban hành cần phải thông qua cuộc trưng cầu ý dân. Các viện có thể tiến hành "mở cuộc điều tra về hoạt động của Chính phủ, hỏi cung nhân chứng và kiểm tra các tài liệu". Thủ tướng được Quốc hội bầu ra thông qua một nghị quyết của Quốc hội. Công việc này phải được ưu tiên so với các hoạt động khác của Quốc hội. Nội các có thể bị giải tán bởi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do 50 nghị sĩ Chúng Nghị viện đề xuất. Thành viên Nội các và kể cả Thủ tướng có quyền tới các Viện bất cứ lúc nào để phát biểu ý kiến về dự luật, đồng thời phải có mặt để trả lời và giải thích các vấn đề khi cần thiết. Quốc hội còn có thẩm quyền thành lập Tòa án gồm nghị sĩ 2 Viện để xét xử các vị Thẩm phán.

Một dự luật để trở thành Luật ngoài cần có sự chấp thuận của Quốc hội, cần có sự ban hành của Thiên Hoàng. Vai trò Thiên Hoàng tương tự Quân chủ trong chế độ quân chủ các quốc gia khác, nhưng tại Nhật Bản Thiên Hoàng chỉ có quyền thông qua mà không được phép bác bỏ.

Trong Quốc hội, Chúng Nghị viện có quyền lực tương đối lớn. Chúng Nghị viện thường không thể bác bỏ dự luật dã được thông quan bởi Tham Nghị viện, nhưng Tham Nghị viện chỉ có quyền trì hoãn không thông qua dự luật hoặc ngân sách quốc gia hoặc hiệp ước đã được Chúng Nghị viện thông qua, đồng thời việc lựa chọn Thủ tướng bất kỳ của Chúng Nghị viện. Trong một số trường hợp Chúng Nghị viện thắng thế so với Tham Nghị viện:

  • Nếu Tham Nghị viện không đồng ý với một dự thảo luật mà Chúng Nghị viện đã thông qua thì văn kiện đó sẽ thành đạo luật nếu Chúng Nghị viện biểu quyết lần thứ hai với ít nhất 2/3 đại biểu có mặt thông qua.
  • Nếu Tham Nghị viện không biểu quyết trong 60 ngày kể từ ngày nhận dự luật do Chúng Nghị viện thông qua (trừ thời gian Tham Nghị viện ngừng họp), Hạ viện sẽ coi sự không biểu quyết này là sự phủ nhận.
  • Nếu Tham Nghị viện không đồng ý với một dự thảo luật mà Chúng Nghị viện đã thông qua thì văn kiện đó sẽ được thành đạo luật nếu Hạ viện biểu quyết lần thứ hai với ít nhất 2/3 đại biểu có mặt thông qua.
  • Vấn đề về ngân sách phải được Chúng Nghị viện biểu quyết trước. Khi thảo luận về vấn đề này, nếu Tham Nghị viện không đồng ý với Hạ viện, và nếu Ủy ban đại diện của cả hai Viện cũng không có được sự nhất trí hay Tham Nghị viện không thể đưa ra quyết định trong vòng 30 ngày sau khi Chúng Nghị viện thông qua, ngoại trừ thời gian ngừng họp, thì quyết định của Chúng Nghị viện sẽ là quyết định cuối cùng của Quốc hội.
  • Nếu 2 Viện không đạt được sự nhất trí và ủy ban chung của 2 viện cũng không đạt được sự nhất trí chung hoặc Tham Nghị viện không chỉ định được Thủ tướng trong vòng 10 ngày, tính cả thời gian ngừng họp, sau khi Chúng Nghị viện biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Thủ tướng thì quyết định của Chúng Nghị viện sẽ là quyết định cuối cùng của Quốc hội.